Kiến trúc La Mã - Hy Lạp cổ đại là gì? So sánh 2 nền kiến trúc

Ngày đăng: 2019-10-19

Nhắc tới kiến trúc cổ đại trên thế giới, có lẽ không thể nào không nhắc tới kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã. Đây được coi là 2 nền kiến trúc “ vĩ đại” của thế giới thời xưa và cũng là nền kiến trúc ảnh hưởng tới rất nhiều tới kiến trúc ngày nay. Hãy cùng chophaochi.vn để tìm hiểu rõ hơn về hai nền kiến trúc này các bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Sự ra đời và hình thành của kiến trúc Hy Lap cổ đại trải dài trên một vùng đất rộng lớn như miền Nam bán đảo Balkans, Sicila, Pháp, khu vực Tiểu Á, Ai Cập…

Sự ra đời của kiến trúc này là từ những nhu cầu của người dân sống trong khu vực. Trong thời gian đó, những phong tục tập quán như thường xuyên tổ chức lễ hội, thi đấu thể thao, bình luận văn chương hay là những cuộc họp chợ, mua bán trao đổi kéo theo việc xây dựng những công trình kiến trúc để đáp ứng được những nhu cầu đó.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Chúng ta có thể kể tới đó là những quần thể kiến trúc như Quảng trường công cộng Agoda với nhiều đền đại được xây dựng trên những khu đồi cao. Với quần thể kiến trúc Agoda thường sở hữu những dạng bất quy tắc, tuy nhiên tới cuối thế kỷ thứ 4 TCN trở đi thì kiến trúc có sự thống nhất hơn, và những công trình có các hàng cột thức hai tầng bao vây.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại với những công trình ấn tượng

Trong thời kỳ hưng thịnh nhất của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, người dân còn xây dựng lên các nhà hát ngoài trời với những thềm dốc ở các khu vực chân núi nhứ Acrôpl ở Athena hay ở Bergama, Paestum.

Tìm hiểu về kiến trúc La Mã cổ đại

Có lẽ chúng ta đã nghe nhiều về cái tên La Mã cổ đại rồi – một đế chế hùng mạnh của một thời huy hoàng xa xưa.

Vào thế kỷ thứ 8 TCN, bán đảo Italia được chia làm 3 vùng: Phía nam là người dân gốc người Hy Lạp; Khu vực trung tâm là thuộc người dân La Tinh và phía Tây Bắc là thuộc dân Etruscan. Cho tới giữa thế kỷ 8 TCN thì liên minh giữa các quốc gia mới được ra đời và đứng đầu quốc gia là thành bang dân tộc Etruscan, lấy ROMA làm thủ đô tạo nên tiền đề cho sự phát triển của kiến trúc La Mã cổ đại.

Kiến trúc La Mã cổ đại

Người La Mã đã phát minh và xây dựng, hình thành nên những kiến trúc mới phục vụ nhu cầu thời bấy giờ. Kiến trúc của người La Mã cổ đại thường sử dụng những khung vòm, hay các mái vòm kết hợp với những vật liệu khác nhau mang tới những thành tựu về kiến trúc vô cùng ấn tượng cho tới ngày nay.

Sự khác nhau giữa kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại

Nói về sự ra đời thì kiến trúc La Mã ra đời sau kiến trúc Hy Lạp, tuy nhiên 2 nền kiến trúc này đều có sự tương đồng do sự giao thoa giữa 2 nền văn minh. Nền văn minh La Mã được xây dựng và phát triển dựa trên nền móng của Hy Lạp cổ đại.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự giống và khác nhau giữa hai nền kiến trúc ngay sau đây:

Sự khác biệt về kiến trúc cột:  Người Hy Lạp cổ đại sử dụng kiến trúc cột như là cách để thể hiện vẻ đẹp lý tưởng, tinh tế, khỏe khoắn. Người Hy Lạp chủ yếu sử dụng 3 kiến trúc cột đó là: Cột Lonic; cột Doric và cột Corinth. Với mỗi loại cột này đều có những đặc trưng khác nhau và thể hiện tầm quan trọng khác nhau trong mỗi công trình.

Còn đối với kiến trúc La Mã cổ đại thì đã phát triển thêm các kiểu cột mới Tuscan (Là thiết kế đơn giản hơn của cột Doric) và cột Composte ( là loại cột với hoạt tiết tổng hợp nhiều hoa văn hơn cột Corinthian).

Về quy mô: Kiến trúc La Mã cổ đại có quy mô lớn với rất nhiều những công trình kiến trúc đồ sộ thể hiện quyền lực và sự bền vững. Còn với những công trình kiến trúc HY Lạp cổ đại lại thể hiện sự hài hòa giữa kiến trúc và hình thức.

Về tổ hợp không gian: Kiến trúc La Mã cổ đại có vẻ đẹp thu hút hơn ấn tượng hơn và phức tạp hơn. Những công trình đáp ứng được nhiều nhu cầu đa dạng hơn trong cuộc sống. Kiến trúc La Mã được đánh giá cao hơn về mặt tiến bộ của kỹ thuật xây dựng qua đó mang lại những không gian lớn hơn, hiệu quả hơn.

Qua bài viết này, hi vọng mọi người đã hiểu thêm về hai nền kiến trúc La Mã và Hy Lạp cổ đại và những điểm giống và khác nhau của nền kiến trúc này.

Đừng bỏ lỡ:

Hãy lưu lại trang website chophaochi.vn của chúng tôi để nhận được những thông tin bổ ích, hấp dẫn và hiệu quả nhất.

 

Chia sẻ:

VIẾT BÌNH LUẬN

ser refresh