Cùng tìm hiểu về phong cách kiến trúc Roman: Nguồn gốc, đặc điểm

Ngày đăng: 2019-08-08

Phong cách kiến trúc Roman được hình thành và phát triển ra sao? Đặc điểm của phong cách kiến trúc này như nào?

Hãy cùng chophaochi.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:

Nguồn gốc ra đời của phong cách kiến trúc Roman

Kiến trúc Roman được xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 12 đa phần là tại các nước như Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp.

Kiến trúc Roman là phong cách kiến trúc của vùng Trung và Tây Âu, tên gọi Roman xuất phát từ tiếng mỹ la tinh với ý nghĩa “La Mã”.

Nguồn gốc ra đời của kiến trúc Roman

Kể từ khi sụp đổ đế chế La Mã, các nước Đông Âu và Tây Âu  bước vào thời kỳ đen tối. Vào những năm 800 triều đại Karolinger bị tộc người Mormandes xâm lược. Cùng thời điểm đó, nền kiến trúc Trung và Tây Âu được hình thành và phát triển. Đây chính là phong cách kiến trúc Roman.  Tuy vậy trong thời điểm này, những công trình kiến trúc được xây dựng khá đơn giản và thô sơ, chưa có những đặc điểm ấn tượng.

Sự phát triển mạnh mẽ hơn của phong cách này chỉ tới thế kỷ thứ 10. Những ngôi nhà dần được nâng cấp, không chỉ được xây dựng bằng gỗ mà có thể sử dụng thêm những loại đá, gạch…

Tìm hiểu về đặc điểm của phong cách kiến trúc Roman

Để hiểu thêm về đặc điểm của phong cách kiến trúc này, chúng ta hãy xem những giai đoạn phát triển trong những thời kỳ.

Giai đoạn đầu thì phần lớn những mái nhà được làm từ gỗ nên chúng dễ bị cháy, hỏng và do đó nên qua thời gian thường những di tích còn sót lại rất ít. Những nhà khảo cổ học chỉ phục dựng được 1 phần nào đó. Trong những thời gian tiếp thì những công trình kiến trúc được xây dựng chắc chắn hơn nên ta dễ dàng hình dung được phần nào đặc điểm của kiến trúc này.

Phong cách kiến trúc Roman giai đoạn đầu chủ yếu là đá rất thô sơ
Phong cách kiến trúc Roman giai đoạn đầu chủ yếu là đá rất thô sơ

Phần lớn các công trình kiến trúc Roman đều chịu sự tác động của kiến trúc Byzantine và kiến trúc La Mã cổ đại. Số lượng những ngôi nhà theo kiến trúc Roman thường nằm rải rác ở những nơi địa phương khác nhau, phần lớn là những nhà thờ, tu viện hay những công trình mang tính chất phòng thủ.

Đặc điểm tiêu biểu của kiến trúc Roman đó là đường nét trong kiến trúc không có sự đa dạng, cũng không quy mô và cầu kỳ như phong cách La Mã cổ đại. Phần lớn những công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc này khá thô, những chi tiết được trang trí giảm đi tối đa. Không gian có cảm giác vẫn rất nặng nề, diện tích cửa đi và cửa sổ nhỏ.

Về mặt kết cấu, thì phong cách kiến trúc Roman trong các công trình nhà thờ, tu viện thường sử dụng vòm nôi, vòm bán cầu, cuốn cửa trụ. Phần lớn những loại vòm này được làm từ đa nên mặt cắt của những phần này khá đơn giản có hình vuông, hình tròn nhỏ hoặc là hình chữ thập La tinh.

Phần lớn các công trình kiến trúc Roman đều chịu sự tác động của kiến trúc Byzantine
Phần lớn các công trình kiến trúc Roman đều chịu sự tác động của kiến trúc Byzantine

Những đặc điểm của kiến trúc Roman phía Tây và phía Đông cũng có sự khác biệt. Với phía Tây thì những đặc điểm của nhà thờ là những tòa tháp cao, những tòa tháp này thường có hình trụ tròn hoặc hình dáng hình học cơ bản, trong khi đó phía Đông lại là những công trình.

Tìm hiểu về kỹ thuật xây dựng trong kiến trúc Roman

Được xây dựng và phát triển theo lối phát triển của kiến trúc La Mã cổ đại những nhìn chung kiến trúc Roman này được đánh giá vẫn còn kém hơn. Những thiết kế còn khá thô sơ, và vật liệu được sử dụng cũng tương đối hạn chế, và có nhiều công trình còn sử dụng lại nhưng vật liệu từ những công trình la mã hoang phế khác.

Kỹ thuật xây dựng trong kiến trúc Roman

Trong kỹ thuật xây dựng có sự kế thừa của người La Mã cổ đại khi sử dụng kết cấu cuốn cửa trụ, do vậy kiến trúc Roman cũng có những thành tựu nhất định về mặt kết cấu qua đó giúp hình thành nên những phong cách kiến trúc sau này.

Kỹ thuật xây dựng những cột trụ cuốn có sóng, hay là tường dần được nâng cấp và được cải thiện một cách tốt đẹp hơn.  Nhưng những lớp vừa được xây dựng khá dày, và tường đá còn khá nặng, nhưng cửa sổ có diện tích nhỏ và ít ánh sáng.

Tay nghề thợ dân gian được nâng cao dần lên, kỹ thuật xây dựng những công trình cũng phát triển hơn nhưng vẫn còn khá hạn chế về chiều cao. Chiều cao tối đa của các tòa nhà không vượt quá 20m thời kỳ đó.

Phong cách kiến trúc Roman

Ngoài ra, đặc điểm của kiến trúc Roman còn dễ dàng được nhận thấy là sự không nhất quán trong việc sử dụng cột trang trí, các họa tiết hoa văn trang trí nặng nề. Tường được xây dựng lên khi trộn đá mảnh nhỏ với đá cuội + vữa; tường có độ dày nên đảm bảo độ chắc chắn. Phải tới mãi sau này, mới có bức tường xuất hiện được làm bằng gạch + đá tấm mang lại vẻ đẹp mộc mạc, đặc trưng riêng.

Những bức tường dày này có khả năng chịu lực rất tốt, họa tiết hoa văn trang trí đã có sự khác biệt, ở những vị trí đầu cột được chạm khắc hình cái đấu ngược  cùng với đó là trang trí những chi tiết hoa văn hoa lá, hay các họa tiết hình học cuộn vào nhau. Nhiều cột thường sử dụng đầu người hoặc đầu thú để trang trí.

Những công trình sử dụng kiến trúc Roman

Hiện nay, có rất nhiều những công trình được trang trí theo kiến trúc Roman, chúng ta hãy chiêm ngưỡng những hình ảnh sau đây nhé.

Công trình Place Vendôme kiến trúc Roman
Công trình Place Vendôme kiến trúc Roman 

Khải Hoàn Môn chỉ là hai ví dụ điển hình về việc các kiến ​​trúc sư người Pháp xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman
Khải Hoàn Môn chỉ là hai ví dụ điển hình về việc các kiến ​​trúc sư người Pháp xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman​

Nhà thờ gỗ Kon Tum khi mang đặc điểm kiến trúc Roman
Nhà thờ gỗ Kon Tum khi mang đặc điểm kiến trúc Roman​

Phong cách kiến trúc Roman cũng được tìm thấy trong kiến ​​trúc hiện đại, chẳng hạn như nội thất của Union Station ở Washington DC
Phong cách kiến trúc Roman cũng được tìm thấy trong kiến ​​trúc hiện đại, chẳng hạn như nội thất của Union Station ở Washington DC​

Trên đây là những thông tin về kiến trúc Roman, hi vọng đã giúp ích được các bạn. Để tìm hiểu thêm về những kiểu kiến trúc độc đáo khác, hãy xem ngay những bài viết dưới đây:

Chia sẻ:

VIẾT BÌNH LUẬN

ser refresh