Kiến trúc Minimalist: Phong cách trái ngược Tân cổ điển

Ngày đăng: 2019-05-31

Trong khi những phong cách kiến trúc tân cổ điển hay cổ điển đề cao những chi tiết cầu kỳ, phức tạp thì Minimalist hoàn toàn đi ngược lại phong cách đó. Minimalist đề cao sự tối giản, càng ít chi tiết càng tốt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chophaochi.vn tìm hiểu về phong cách kiến trúc độc đáo này các bạn nhé:

Kiến trúc Minimalist là gì?

Minimalist có nghĩa là tối giản, đây chính là phong cách kiến trúc đề cao sự tối giản. Những chi tiết càng đơn giản càng tốt.

Được phát triển từ thế kỷ 20, nhưng  chỉ khi Mies Van de Rohe xuất hiện, một kiến trúc sư được coi là bậc thầy của kiến trúc hiện đại, chủ nghĩa tối giản mới được nâng lên một tầm ảnh hưởng rộng khắp thế giới.

Mies Van de Rohe: ông tổ của kiến trúc minimalist
Mies Van de Rohe: ông tổ của kiến trúc minimalist

Ông có một câu nói rất nổi tiếng : “ Less is more” – ít tức là nhiều. Với ngụ ý cho rằng, trong tư duy và thiết kế , giản lược về mọi thứ là một việc làm đúng đắn.

Những công trình trong thời gian này được tổ chức không gian với kết cấu, vật liệu mới là thép và kính. Những công trình thể hiện không gian trong sạch, đơn giản, tinh tế,  và trật tự: là những đường thẳng, những mặt phẳng hay những góc vuông… bộc lộ rõ cấu trúc của hệ thống kết cấu.

Phong cách kiến trúc Minimalist

Ở phương Đông, phong cách này được hiện diện nhiều ở Nhật Bản từ kiến trúc hiện đại tới những công trình mang màu sắc truyền thống.  Có rất nhiều những kiến trúc sư tại Nhật Bản thành công với phong cách này, tiêu biểu trong số đo phải kể đến Tadao Ando. Những tác phẩm kiến trúc của Tadao Ando  đầy ắp không gian và ánh sáng, kết hợp hài hòa kiến trúc và thiên nhiên, mang tới một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.

Những đặc điểm của phong cách Minimalist:

“Less is more” chính là triết lý chủ đạo của phong cách này. Một cách tổng quan,  những đặc điểm dễ nhận biết nhất của phong cách Minimalist thể hiện qua 4 yếu tố sau:

Không gian tổng thể và màu sắc:

Một công trình kiến trúc đáp ứng được Minimalist phải đảm bảo được sự tối giản xuyên suốt. Tất cả các yếu tố đều phải được giản lược, thể hiện sự gọn hàng cần thiết.   Thông thường những tòa nhà được xây dựng theo phong cách này đều được những vách kính lớn, có chiều cao thông thủy rộng sẽ mang lại hiệu quả về mặt không gian.

Phong cách kiến trúc Minimalist

Không giống như kiến trúc cổ điển hay tân cổ điển; kiến trúc Gothic…, những chi tiết cầu kỳ, hay các mái vòm nhọn đặc trưng đều sẽ được loại bỏ.

Hướng tới giá trị của không gian

Minimalist tạo lập một không gian cô đọng, thoáng đãng và ngập tràn ánh sáng. Sự đơn giản của tổng thể kiến trúc, tiết chế việc sử dụng vật liệu, màu sắc..Không gian của kiến trúc tối giản có tính cân bằng, tĩnh tại, thuần khiết, được tạo nên bởi những mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất, những đường thẳng, những hình khối đơn giản và những khoảng trống lớn. Sự hạn chế vật liệu, màu sắc giúp tập trung vào không gian. Chính những không gian tạo nên cảm xúc chứ không phải là đồ đạc hay chi tiết trang trí.

phong cách Minimalist
kiến trúc đạt đến sự tối giản

Hướng đến bản chất và cái tôi.

Kiến trúc tối giản đem tới cảm giác thô cứng, đơn điệu nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bên ngoài. Để cảm nhận được điều đó cần phải có tuy duy mở rộng, sự khám phá. Chủ nhân phải hiểu rõ được bản chất mà kiến trúc sư đã chuyển hóa vào kiến trúc và chỉ khi hiểu được bản thân của mình thì mới có thể gắn bó được với ngôi nhà.

Phong cách minimalism 5

Sử dụng ánh sáng làm nội thất

Phong cách kiến trúc minimalism 6

phong cách minimalism 7

Đồ dùng nội thất được sử dụng ở mức tối giản những vẫn đầy đủ tiện nghi

Kiến trúc minimalism 8

Tham khảo

Chia sẻ:

VIẾT BÌNH LUẬN

ser refresh