Có những loại trần thạch cao nào ? Ưu nhược điểm ra sao
Ngày đăng: 2019-05-30
Hiện nay có thể thấy trong rất nhiều các công trình thi công trần thạch cao được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến ngoài những tính năng phù hợp với điều kiện thời tiết thì trần thạch cao cũng có nhiều mẫu mã để người dùng lựa chọn.
Ngày nay không chỉ trần được làm bằng thạch cao mà nhiều người còn sử dụng phào thạch cao đẹp hay phào chỉ chất liệu khác để trang trí cho không gian trần để tăng thêm tính thẩm mỹ.
Nói là thế nhưng không có mấy người biết được cụ thể và bản chất của từng loại trần thạch cao nó như thế nào, ưu nhược điểm ra làm sao để có thể lựa chọn cho phù hợp nhất với ngôi nhà của mình.
Trên thực tế trần thạch cao được chia làm 2 loại chính là trần nổi và trần chìm. Và ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin cụ thể nhất về 2 loại trần thạch cao này để bạn có thể nắm được thông tin cụ thể nhất về các loại trần này.
1.Trần thạch cao nổi
Trần nổi được hiểu đúng với tên gọi của nó, nổi ở đây được hiểu là trần thả được thiết kế một phần khung xương lộ ra ngoài hay nói cách khác tấm trần được gác lên trên khung xương. Trần nổi được sử dụng có tác dụng nhằm che đi khuyết điểm của công trình như: Đường dây điện,ống nước, cáp quang…
Việc lắp đặt trần thạch cao nổi đơn giản chỉ việc thả từng tấm thạch cao từ trên xuống với kích thước bằng khung hình chữ L cố định trước đó. Nên trần nổi được sử dụng nhiều ở những không gian rộng như hội trường, nhà xưởng, văn phòng…
Ưu điểm:
- Việc thi công trần thạch cao kiểu này khá đơn giản và nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí nhân lực.
- Thuận tiện cho việc tháo lắp và sửa chữa nếu sau này khi có sự cố.
- Có thể dễ dàng lắp đặt hay xử lý hệ thống đường dây điện hay các thiết bị khác phía trên trần
Nhược điểm:
- Vì được lắp đặt bằng những tấm thạch cao có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu sẽ khó khăn.
- Vì các mẫu để ghép trần loại này có kích thước nhỏ nên thường chỉ được ứng dụng trong những không gian có diện tích lớn.
Có thể bạn đang quan tâm:
Sự khác biệt giữa phào chỉ PU và phào chỉ thạch cao
2.Trần thạch cao chìm
Khác với trần nổi thì trần chìm có cấu tạo khung xương được ẩn hoàn toàn bên trên những tấm thạch cao, nếu quan sát thì bạn khó có thể nhận ra được mà tưởng như đó là trần bê tông được sơn bả đẹp hơn.
Khung xương của trần loại này được ghép từ các khung định hình nhôm or kẽm hình chữ U, chúng được liên kết với nhau để tạo thành khung xương hoàn chỉnh sau đó dùng các tấm thạch cao để ghép bên dưới.
Trần chìm được chia ra làm 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp
Trần phẳng
- Trần thạch cao phẳng là loại có bề mặt tấm sau khi được hoàn thiện nằm trên cùng mặt phẳng
Ưu điểm:
- Quá trình thi công loại trần này đơn giản vì nó nằm trên một mặt phẳng không vướng mắc thứ gì khác giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Mang tới cho người sử dụng cảm giác rộng rãi.
- Được sử dụng chủ yếu trong thiết kế nội thất căn hộ, chung cư.
Nhược điểm:
- Mẫu mã không quá đa dạng
- Dễ bị lỗi trong quá trình thi công hoàn thiện nếu gặp phải đội thợ không chuyên nghiệp.
Trần giật cấp
Hiểu một cách đơn giản thì đây là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau. Đây được xem là loại trần được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi giá trị nghệ thuật cao.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về thiết kế giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian
- Phù hợp với nhiều không gian kiến trúc khác nhau
Nhược điểm:
- Quá trình thi công phức tạp nên tốn nhiều chi phí và nhân công cho việc lắp đặt.
- Trong trường hợp trần bị hỏng thì phải sửa lại toàn bộ chứ không thể sửa từng tấm 1.
Trên đây là những loại trần thạch cao được sử dụng phổ biến hiện nay trong các công trình thi công tuy mỗi loại có những ưu nhược điểm là khác nhau nên việc lựa chọn loại trần nào còn phụ thuộc vào mục đích và không gian của bạn. Hy vọng với bài viết chia sẻ này sẽ phần nào giúp bạn giải quyết được vướng mắc trên.