Phong cách Đông Dương là gì - Những đặc trưng cơ bản của phong cách này
Ngày đăng: 2019-08-13
Bản thân mỗi chúng ta không mong muốn về những gì mà người Pháp đã làm trên đất nước Việt Nam, nhưng trên quan điểm cá nhân thì không thể phủ nhận nhưng công trình, kiến trúc và thiết kế nội thất cực kỳ ấn tượng của họ được lưu giữ tới tận ngày nay và một trong những phong cách nội thất đó là phong cách đông dương.
Phong cách Đông Dương là gì ?
Hay còn được gọi với cái tên khác là phong cách indochine do người Pháp ở thế kỷ 20 sáng tạo ra dựa trên việc kết hợp giữa kiến trúc Pháp với con người, địa lý ở Việt Nam.
Phong cách Đông Dương được đánh giá là phù hợp với phong cách sống, phong tục, văn hóa, cảnh quan và con người Việt Nam.
Hiện nay trong những thiết kế hiện đại tiện nghi đã trở thành chuẩn mực chung, thì việc khai thác những giá trị truyền thống của dân tộc để đưa vào trong thiết kế đang ngày càng phổ biến và được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Vậy những đặc trưng cơ bản của phong cách này là gì ? Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé.
Màu sắc
Những gam màu trung tính là sự lựa chọn chủ đạo trong phong cách này như vàng nhạt, kem, trắng kết hợp với những gam màu trung tính của gỗ, đồ mây tre để gợi lên chất Á Đông.
Ngoài ra những màu sắc nhiệt đới ẩm, nóng cũng được sử dụng để tạo ra ấn tượng mạnh như: màu đỏ, tím, vàng cam…
Vật liệu
Gỗ được xem là vật liệu chính được sử dụng trong phong cách này bởi nó mang lại cảm giác sang trọng và đẳng cấp cho không gian. Gỗ được sử dụng trong các chi tiết : hệ khung kết cấu và console của mái, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu...
Hoa văn họa tiết
Các họa tiết hoa văn thể hiện được yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam một cách rõ ràng và chi tiết để tạo ra một phong cách với những đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương tại Việt Nam.
Hoa văn họa tiết truyền thống Việt Nam thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tỷ mỉ và chi tiết
Thời An Nam, hoa văn họa tiết được tổng hợp lại và cách điệu lại từ những hình ảnh khác: hình kỉ hà, hình chữ nhật, hình cây, hình hoa lá, hình tĩnh vật... với đường nét cách thể hiện tinh tế hơn. Những hoa văn này được ứng dụng để xử lý các chi tiết sàn, tường, trần, các vách ngăn, vật dụng trang trí, thiết bị nội thất. Đem lại giá trị nghệ thuật cao
Trang thiết bị
Trong phong cách này những trang thiết bị là sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống. Đó có thể là tượng Phật, phù điêu, bình phong hoặc các đồ chạm khắc thủ công như bàn ghế/ tủ kệ.
Tất cả sự kết hợp này tạo nên không gian sinh hoạt có truyền thống gia giáo, trang nghiêm. Hiện phong cách này vẫn được lưu giữ chủ yếu là ở các tỉnh miền nam hay những gia đình có nhiều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà.
Có thể bạn quan tâm:
=>> Phong cách kiến trúc Art Nouveau: Vẻ đẹp vô tận từ thiên nhiên
=>> Phong cách trang trí không gian nội thất Vintage