Cùng chophaochi.vn tìm hiểu về phong cách kiến trúc pháp
Ngày đăng: 2019-05-22
Từ rất lâu, kiến trúc pháp được nhiều người tìm hiểu bởi rất nhiều những tác phẩm kiến trúc ấn tượng. Nhất là đối với những nhà kiến trúc sư thì kiến thì càng không thể bỏ qua được nền kiến trúc có bề dày lịch sử này. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chophaochi.vn tìm hiểu về lịch sử phát triển của kiến trúc pháp và những đặc điểm của kiến trúc pháp tại Việt Nam.
Lịch sử phát triển của kiến trúc pháp
Nhắc tới kiến trúc pháp không thể không nhắc tới kiến trúc châu Âu bởi trong cội nguồn lịch sử thì văn hóa pháp luôn gắn liền với sự phát triển của văn hóa châu Âu. Sự hình thành của Tây Âu cũng trên nền tan rã của đế chế Tây La Mã cổ đại do vậy kiến trúc châu Âu cũng chịu sự ảnh hưởng lớn của kiến trúc Tây La Mã và sâu xa hơn là kiến trúc La Mã cổ đại và Hi Lạp cổ đại.
Do đó khi tìm hiểu về kiến trúc pháp và lịch sử phát triển của kiến trúc pháp phải nhắc tới kiến trúc La Mã và Hi Lạp cổ đại.
Bắt đầu từ thời La Mã, những thiết kế Galo-Roman đáng chú ý ở Pháp đã được bảo tồn (như Bảo tàng Gallo-Roman Lyon-Fourvière ở Lyon, Alyscamps ở Arles hoặc Maison Carree và Amphiteatre ở Nimes). Trong thời gian này, đặc điểm kiến trúc Pháp cổ dễ nhận ra nhất chính là việc sử dụng các khối bê-tông, kết hợp với vòm và hầm trong các công trình.
Đến thời kỳ tiền kiến trúc Roman, việc xây dựng nhà thờ được mở rộng theo truyền thống nhà thờ La Mã, nhưng một số đã bị ảnh hưởng bởi kiến trúc khác, trong số đó có nguồn gốc ở phương Đông (Syria và Armenia).
Giai đoạn cuối của kiến trúc Roman, những công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp cổ đã có sự khác biệt: Bức tường dày và trụ cầu giúp cho các mái vòm nổi lên, trên mặt tiền (thông qua cửa sổ giống hệt nhau và vòm trên mặt tiền) và cấu trúc có sự lặp lại nhịp nhàng.
(Phong cách kiến trúc pháp chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách La Mã và Hi Lạp cổ đại: Nguồn sưu tầm)
Từ đầu thế kỷ thứ 13 trở đi, những công trình xây dựng kiến trúc Pháp cổ được trang trí bằng các đỉnh cao và ngọn tháp dài.
(Những công trình xây dựng kiến trúc Pháp cổ được trang trí bằng các đỉnh cao và ngọn tháp dài: Nguồn sưu tầm)
Trong nửa sau của thế kỷ 19, các công trình lớn được xây dựng mới tạo ra một cách ấn tượng. Trong giai đoạn này, đỉnh mái hình thang đã được phổ biến, được gọi là mansard. Mái nhà hình hộp này đã trở thành một biểu tượng của kiến trúc Pháp.
Tham khảo: Phong cách kiến trúc Art Nouveau: Vẻ đẹp vô tận từ thiên nhiên
Những đặc điểm của kiến trúc pháp
Cửa sổ áp mái: Thường thì những căn nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp đều có ít nhất 1 ô cửa sổ được đặt trên tầng áp mái của ngôi nhà. Những ô cửa sổ đó sẽ được thiết kế thụt vào trong hoặc nhô ra ngoài tùy thuộc vào độ dốc của mái nhà cũng như sở thích của chủ nhà. Không những vậy, thiết kế cửa sổ gác mái cũng có thể thay đổi thành ban công nhỏ để chủ nhân có thể trồng hoa, hoặc để không gian đón được ánh sáng mặt trời tràn ngập vào trong phòng gác mái, giúp không gian tầng áp mái trở nên thông thoáng hơn.
Cửa chính: Thường có chiều rộng 2,6m và chiều cao 3,5m là một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất của phong cách kiến trúc Pháp cổ.
Thường có chiều rộng 2,6m và chiều cao 3,5m là một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất của phong cách kiến trúc Pháp cổ (Nguồn sưu tầm)
Trụ ngáng cửa: Trong giai đoạn phong kiến của nước Pháp, để tránh tình trạng người dân va chạm với những chiếc xe ngựa cồng kềnh, sự có mặt của trụ ngáng cửa là rất cần thiết.
(Nguồn: Sưu tầm)
Mái vòm: Đây không những là đặc trưng của kiến trúc châu Âu, mà nó còn thể hiện rõ ràng kiến trúc Pháp cổ, ai cũng liên tưởng đến những tòa nhà với mái vòm xung quanh.
Mái vòm thể hiện rõ ràng kiến trúc Pháp cổ, ai cũng liên tưởng đến những tòa nhà với mái vòm xung quanh (Nguồn sưu tầm)
Kiến trúc Haussmann: Đối với những tòa nhà được thiết kế theo phong cách Haussmann – một kiến trúc Pháp cổ thì tầng 1 sẽ là nơi làm ăn, buôn bán của các cửa hiệu, tầng 2 có thể sử được thiết kế làm nhà kho, hoặc có thể là nơi sinh sống của chủ tiệm. Những tầng trên dùng để ở, có ban công nối liền.
Những công trình kiến trúc pháp tại Việt Nam
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc về phong cách kiến trúc pháp. Những công trình kiến trúc xây dựng đã mình chứng điều đó:
Nhà thờ Đức Bà (Ảnh sưu tầm)
Bưu điện TP.HCM ( Ảnh sưu tầm)
Chợ Bến Thành (Ảnh sưu tầm)
Nhà hát lớn TP.HCM (Ảnh sưu tầm)
Nhà hát lớn Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Không thể phủ nhận kiến trúc pháp có tầm ảnh hưởng rất lớn tới kiến trúc toàn thế giới là tinh hoa kiến trúc của nhân loại. Ngày nay, kiến trúc pháp vẫn là đề tài mà rất nhiều những kiến trúc sư tìm hiểu và sử dụng thiết kế cho những công trình của mình.
Bài viết tham khảo: Ý tưởng trang trí sáng tạo và độc đáo cho không gian sống
Nguồn bài viết: Sưu tầm